Kẽm là khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm vừa ảnh hưởng đến sự tăng trưởng vừa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ các dấu hiệu và biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ là bước đầu tiên nhằm can thiệp và cải thiện kịp thời. Cùng tìm hiểu vấn đề thiếu kẽm ở trẻ nhỏ nhé.
Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Của Trẻ Thiếu Kẽm, Triệu Chứng Thiếu Kẽm
1. Chậm Phát Triển Thể Chất
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào và tổng hợp protein, giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Khi thiếu kẽm sẽ khiến trẻ có thể bị chậm lớn, nhẹ cân, hoặc chiều cao không đạt chuẩn so với độ tuổi. Là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ.
2. Biếng Ăn, Ăn Không Ngon Miệng
Một trong những biểu hiện thường gặp của thiếu kẽm là trẻ biếng ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng. Do kẽm kích thích enzyme trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện vị giác và khả năng tiêu hóa. Khi thiếu kẽm trẻ dễ bị bỏ bữa hoặc không còn hứng thú với thức ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
3. Hệ Miễn Dịch Yếu, Hay Ốm Vặt
Cũng là yếu tố cần thiết để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Cho nên thiếu kẽm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là cảm cúm, viêm họng, và các bệnh về đường hô hấp… Trẻ thiếu kẽm thường hay ốm vặt, hồi phục chậm và dễ bị tái phát đi tái phát lại.
4. Vấn Đề Về Da, Tóc Và Móng
Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề như da khô, nứt nẻ, hoặc viêm da. Tóc trẻ dễ gãy rụng, móng tay yếu và xuất hiện đốm trắng. Là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể không đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe làn da và các mô liên kết.
5. Vết Thương Lâu Lành
Do tham gia vào quá trình tái tạo mô và chữa lành vết thương. Nên khi trẻ thiếu kẽm thì các vết trầy xước, vết thương trên da sẽ lâu lành hơn bình thường rất nhiều.
6. Rối Loạn Tiêu Hóa
Thiếu kẽm dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, đầy bụng hoặc khó tiêu. Tình trạng này không những làm mất cân bằng dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất khác.
Thiếu Kẽm Gây Bệnh Gì
1. Suy Dinh Dưỡng
Thiếu kẽm lâu dài là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài thiếu cân còn gặp vấn đề về phát triển trí não, dẫn đến giảm khả năng học tập và tập trung của trẻ.
2. Bệnh Da Liễu
Trẻ thiếu kẽm có nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, và mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
3. Rối Loạn Miễn Dịch
Thiếu kẽm còn khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa, hoặc viêm tai giữa…
4. Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Ít người biết nhưng nó còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển của hệ thần kinh. Thiếu kẽm gây rối loạn hành vi, giảm khả năng tập trung, và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Làm Gì Khi Trẻ Có Biểu Hiện Thiếu Kẽm
1. Bổ Sung Kẽm Từ Thực Phẩm
Các thực phẩm giàu kẽm có thể bổ sung vào chế độ ăn của trẻ bao gồm
- Thực phẩm từ động vật: Hàu, tôm, cua, thịt bò, gà, trứng…
- Thực phẩm từ thực vật: Hạt bí, đậu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu khác.
Chế độ ăn đa dạng giúp trẻ nhận đủ lượng kẽm với cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khác.
2. Sử Dụng Sản Phẩm Bổ Sung Kẽm
Trong trường hợp trẻ thiếu kẽm nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm bổ sung kẽm như siro, viên nhai, thuốc uống… Tham khảo các sản phẩm phổ biến bao gồm kẽm gluconate, kẽm sulfate, hoặc kẽm picolinate.
- Trẻ từ 1-3 tuổi cần khoảng 3 mg kẽm/ngày.
- Trẻ từ 4-8 tuổi nhu cầu khoảng 5 mg kẽm/ngày.
3. Tham Khảo Ý Kiến Bác Sĩ
Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu kẽm nhớ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xác định chính xác tình trạng. Bổ sung kẽm cần đúng liều lượng và thời gian để tránh tình trạng thừa kẽm, có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc giảm hấp thụ các khoáng chất khác.
Thiếu kẽm ở trẻ em là vấn đề thường gặp ở nhiều gia đình Việt Nam nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Hãy chú ý đến các dấu hiệu như biếng ăn, chậm lớn, hay ốm vặt của trẻ từ đó kịp thời bổ sung kẽm và cải thiện sức khỏe cho bé. Đồng thời duy trì chế độ ăn uống cân đối và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế giúp bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ nhé.