Nghị Định 113/2017/NĐ-CP Về Quản Lý Hóa Chất: Quy Định Và Thực Hiện

Nghị định 113/2017/NĐ-CP là văn bản pháp luật quan trọng của Chính phủ Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hóa chất 2007. Nghị định này quy định các nguyên tắc, điều kiện, và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa chất, nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro từ hóa chất đối với con người và môi trường. Cùng TDG tìm hiểu nhé.

1. Tổng Quan Về Nghị Định 113

Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành vào ngày 09/10/2017, có hiệu lực từ ngày 25/11/2017. Nội dung nghị định tập trung vào 4 điều sau.

  • Quy định chi tiết về quản lý hóa chất nguy hiểm.
  • Các điều kiện kinh doanh, sản xuất, sử dụng hóa chất.
  • Quy định về an toàn trong hoạt động hóa chất.
  • Đào tạo và huấn luyện an toàn hóa chất.

Nghị định này là cơ sở pháp lý cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về hóa chất, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động liên quan đến hóa chất.

nđ   tư   word   khai

2. Các Yêu Cầu Chính Theo Nghị Định 113

a. Quản lý hóa chất nguy hiểm

  • Phân loại hóa chất: Tổ chức, cá nhân phải phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm theo các tiêu chí quy định.
  • Danh mục hóa chất cấm và hạn chế: Một số hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng hoặc chỉ được phép sử dụng với điều kiện nghiêm ngặt.

b. Điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất

  • Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp.
  • Đảm bảo người lao động có trình độ chuyên môn và đã huấn luyện an toàn hóa chất.
  • Phải có báo cáo đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa phù hợp.

c. An toàn hóa chất

  • Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch và biện pháp ứng phó sự cố hóa chất.
  • Lập hồ sơ theo dõi, lưu trữ thông tin về hóa chất nguy hiểm sử dụng hoặc kinh doanh.
  • Tổ chức kiểm tra định kỳ và đảm bảo hệ thống an toàn.

3. An Toàn Hóa Chất Theo Nghị Định 113

a. Yêu cầu chung

  • Người sử dụng hóa chất phải tuân thủ các biện pháp an toàn theo hướng dẫn trong bảng dữ liệu an toàn hóa chất (SDS).
  • Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc với hóa chất.

b. Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất

Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất theo quy định, bao gồm các nội dung.

  • Danh mục hóa chất nguy hiểm.
  • Kịch bản sự cố và biện pháp xử lý.
  • Danh sách liên lạc khẩn cấp.

c. Đánh giá rủi ro hóa chất

  • Doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ từ đó nhận diện sớm các nguy cơ tiềm ẩn từ hóa chất.
  • Báo cáo đánh giá rủi ro phải lưu trữ và cung cấp khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý.

4. Huấn Luyện An Toàn Hóa Chất Theo Nghị Định 113

Huấn luyện an toàn hóa chất là yêu cầu bắt buộc theo Nghị định 113. Các đối tượng cần tham gia huấn luyện bao gồm

  • Người lao động trực tiếp tiếp xúc và làm việc với hóa chất.
  • Người quản lý phụ trách an toàn hóa chất trong doanh nghiệp.
  • Người vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

a. Nội dung huấn luyện

  • Quy định pháp luật về hóa chất và an toàn hóa chất;
  • Phân loại và nhận diện hóa chất nguy hiểm;
  • Biện pháp an toàn khi tiếp xúc và sử dụng hóa chất;
  • Cách đọc và sử dụng bảng dữ liệu an toàn hóa chất (SDS);
  • Ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm chữa cháy, xử lý rò rỉ, và sơ cứu.

b. Thời gian và tần suất

  • Huấn luyện lần đầu trước khi bắt đầu làm việc với hóa chất.
  • Huấn luyện định kỳ diễn ra ít nhất 1 lần/năm hoặc khi có thay đổi về hóa chất hoặc quy trình làm việc.

c. Chứng chỉ huấn luyện

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện người tham gia nhận chứng chỉ là cơ sở chứng minh năng lực thực hiện công việc liên quan đến hóa chất.

5. Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Hiện Nghị Định 113

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Nghị định 113 mang lại nhiều lợi ích như sau.

  • Giảm thiểu rủi ro cháy nổ, ngộ độc, hoặc ô nhiễm môi trường do hóa chất.
  • Tránh các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý hóa chất, tránh bị xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động.
  • Giúp doanh nghiệp và tổ chức quản lý hóa chất một cách khoa học và hiệu quả hơn.

6. Hậu Quả Khi Không Tuân Thủ Nghị Định 113

Doanh nghiệp hoặc cá nhân không thực hiện đúng quy định trong Nghị định 113 có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

  • Phạt tiền từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
  • Tịch thu giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động liên quan đến hóa chất.
  • Dễ xảy ra sự cố hóa chất, đe dọa đến sức khỏe và an toàn của con người cũng như môi trường.

Rõ ràng là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong quản lý hóa chất tại Việt Nam, giúp đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Tuân thủ nghị định không chỉ là trách nhiệm pháp lý còn là cách giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Do đó các tổ chức và cá nhân cần thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và an toàn hóa chất bao gồm việc đào tạo, huấn luyện và lập kế hoạch ứng phó sự cố nhé.

Bóng đá trực tuyến Xoilac